Từ điện Quan Thế Âm Bồ Tát, du khách
theo đường Thần đạo đến với điện
Pháp Chủ - nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
người sáng lập ra Phật giáo.
Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiến trúc của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong. Mỗi tầng gồm bốn mái đều được lợp bằng ngói ống men nâu và một hành lang cổ lâu tạo độ cao nhằm thông không khí và lấy ánh sáng. Toàn bộ diện tích của điện lên tới 1,945 mét vuông, cao 30, 000 mét. Mái đao cao 2,60 mét với bờ đao cao 1,30 mét. Mặt nguyệt trên 4 mét và đầu kìm cao trên 3 mét.
Điện gồm có 5 gian gồm: gian trung đường ở giữa và 2 gian ở hai bên. Gian trung đường dài 13,50 mét. Hai gian hai bên trung đường, mỗi gian dài 8,13 mét. Điện có 4 hàng cột gồm 56 cây cột trong đó, 2 hàng cột cái cao 22,60 mét và hai hàng cột phụ cao 17,20 mét. Xung quanh điện có 20 cột, cột con cao 9,00 mét với đường kính 0,70 mét. Ngoài hiên của điện có 20 cây chột cao 7,40 mét.
Du khách đến điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni không được phép đi vào bằng cửa chính mà chỉ được đi bằng cửa ngách ở hai bên. Riêng gian Trung đường có tới 12 cánh cửa. Bốn gian còn lại, mỗi gian có 4 cánh. Các cánh cửa ở đây đều được làm bằng gỗ lim.
Gian Trung đường thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen. Pho tượng này nặng lên đến 100 tấn. Tượng để lộ viên đỉnh, mặc áo pháp hở ngực, tay trái đức Phật đặt trên lòng và tay phải cầm một đoá sen cao ngang trán biểu hiện trí tuệ của Phật theo quan niệm "Thế Tôn niêm hoa".
Giữa ngực đức Phật có hình chữ Vạn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi quảng đại đồng thời biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực kéo dài tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận để tế độ chúng sinh. Đây là công trình nghệ thuật tuyệt tác của các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định thực hiện hàng năm trời.
Toà sen của đức Phật gồm ba lớp cánh: hai lớp cánh nở hướng ra hai bên, lưng cánh ngoài lớn ôm lấy lớp cánh trong nhỏ hơn và so le nhau. Lớp cánh sen nở hướng xuống to tương đương và so le với lớp cánh trên tạo ra sự hài hoà về đường nét, đăng đối thể hiện sự viên mãn hân hoan.
Phía sau đức Phật là tấm phù điêu cách điệu của lá bồ đề bằng đồng dát vàng gắn hàng trăm pho tượng phật nhỏ cũng bằng đồng biểu hiện cho Phật pháp biến hoá vô biên, hiện hữu vô cùng theo quan niệm "trong cõi Sa Bà này không chỗ nào là không có Phật độ".
Pho tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni này là pho tượng Phật bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.
Đáng chú ý là, ngoài pho tượng đức Phật to và nặng nhất Việt Nam, thì ở gian Trung đường còn có một sập thờ khổng lồ bằng gỗ vàng tâm với diện tích bề mặt là 39, 0 mét vuông và dày 0,10 mét. Đây là sập thờ bằng gỗ lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của Việt Nam.
Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiến trúc của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong. Mỗi tầng gồm bốn mái đều được lợp bằng ngói ống men nâu và một hành lang cổ lâu tạo độ cao nhằm thông không khí và lấy ánh sáng. Toàn bộ diện tích của điện lên tới 1,945 mét vuông, cao 30, 000 mét. Mái đao cao 2,60 mét với bờ đao cao 1,30 mét. Mặt nguyệt trên 4 mét và đầu kìm cao trên 3 mét.
Điện gồm có 5 gian gồm: gian trung đường ở giữa và 2 gian ở hai bên. Gian trung đường dài 13,50 mét. Hai gian hai bên trung đường, mỗi gian dài 8,13 mét. Điện có 4 hàng cột gồm 56 cây cột trong đó, 2 hàng cột cái cao 22,60 mét và hai hàng cột phụ cao 17,20 mét. Xung quanh điện có 20 cột, cột con cao 9,00 mét với đường kính 0,70 mét. Ngoài hiên của điện có 20 cây chột cao 7,40 mét.
Du khách đến điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni không được phép đi vào bằng cửa chính mà chỉ được đi bằng cửa ngách ở hai bên. Riêng gian Trung đường có tới 12 cánh cửa. Bốn gian còn lại, mỗi gian có 4 cánh. Các cánh cửa ở đây đều được làm bằng gỗ lim.
Gian Trung đường thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen. Pho tượng này nặng lên đến 100 tấn. Tượng để lộ viên đỉnh, mặc áo pháp hở ngực, tay trái đức Phật đặt trên lòng và tay phải cầm một đoá sen cao ngang trán biểu hiện trí tuệ của Phật theo quan niệm "Thế Tôn niêm hoa".
Giữa ngực đức Phật có hình chữ Vạn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi quảng đại đồng thời biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực kéo dài tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận để tế độ chúng sinh. Đây là công trình nghệ thuật tuyệt tác của các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định thực hiện hàng năm trời.
Toà sen của đức Phật gồm ba lớp cánh: hai lớp cánh nở hướng ra hai bên, lưng cánh ngoài lớn ôm lấy lớp cánh trong nhỏ hơn và so le nhau. Lớp cánh sen nở hướng xuống to tương đương và so le với lớp cánh trên tạo ra sự hài hoà về đường nét, đăng đối thể hiện sự viên mãn hân hoan.
Phía sau đức Phật là tấm phù điêu cách điệu của lá bồ đề bằng đồng dát vàng gắn hàng trăm pho tượng phật nhỏ cũng bằng đồng biểu hiện cho Phật pháp biến hoá vô biên, hiện hữu vô cùng theo quan niệm "trong cõi Sa Bà này không chỗ nào là không có Phật độ".
Pho tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni này là pho tượng Phật bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.
Đáng chú ý là, ngoài pho tượng đức Phật to và nặng nhất Việt Nam, thì ở gian Trung đường còn có một sập thờ khổng lồ bằng gỗ vàng tâm với diện tích bề mặt là 39, 0 mét vuông và dày 0,10 mét. Đây là sập thờ bằng gỗ lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của Việt Nam.
Tại
điện Pháp Chủ, ở hai bên đức Phật là 8 vị hộ pháp Kim Cương bằng đồng còn gọi
là Bát Bộ Kim Cang. Tám vị này có nhiệm vụ bảo vệ Phật pháp. Bốn vị vị bên hồi
trái, 4 vị bên hồi phải đều quay mặt về chầu đức Phật.
Trong 8 pho Bát Bộ Kim Cang, 4 pho được các nghệ nhân huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) đúc và 4 vị còn lại được các nghệ nhân Hà Nội đúc. Dưới đây là một trong Tám vị Kim Cương.
Trong 8 pho Bát Bộ Kim Cang, 4 pho được các nghệ nhân huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) đúc và 4 vị còn lại được các nghệ nhân Hà Nội đúc. Dưới đây là một trong Tám vị Kim Cương.
0 comments so far,add yours