La Hán là từ rút gọn, gọi đầy đủ là A La Hán.
Trong Phật giáo Tiểu thừa, La Hán là trạng thái cuối cùng của một sinh thể trên con đường giải thoát, đã qua bốn quả vị (tứ quả) là La Hán quả, đạt đến một thành tựu rất cao, tức là tu hành đã đắc đạo, đến sự yên tĩnh vĩnh hằng cõi Niết Bàn, thoát khỏi vòng sinh tử. Trong Phật giáo Đại Thừa, La Hán được thay thế bằng Bồ Tát. Nếu giải thoát cho riêng mình thì Bồ Tát có khả năng cứu giúp những người khác cũng được giải thoát.
Tóm lại, La Hán là những người tu.hành đã đắc đạo, có người ở dưới Bồ Tát, có người là Bồ Tát. Họ có thể lên cõi Niết Bàn để thành Phật, nhưng vui lòng ở lại trần gian để phổ biến kinh Phật và cứu vớt chúng sinh. Họ chính là những đệ tử của Phật. La Hán còn được gọi là Tồn Giả.
ại chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam đã xây dựng hai dãy nhà hành lang La Hán dài, đặt 500 vị La Hán chùa Bái Đính bằng đá. Lần đầu tiên ở Việt Nam có số lượng La Hán nhiều đến như thế đặt trong một ngôi chùa.
Từ hai góc đông tây ở hai dãy nhà gỗ cổ tại Tam quan Nội theo chiều dọc thẳng đến hai nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi bên xây dựng 117 gian nhà hành lang, có chiều dài 526m.
Tổng số 2 bên có 234 gian.
Các dãy nhà La Hán chùa Bái Đính đều kiến trúc bằng gỗ, theo kiểu chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm, mỗi gian dài 4,5m, rộng 4,5 m, các cột và vì kèo đều bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 4,05m, đường kính cột 0,4m. Ngoài các gian hành lang để tượng các La Hán còn có 6 cổng ở hai bên (mỗi bên 3 cổng) để đi, ra vào nhà La Hán, mỗi cổng có 3 gian (gian giữa rộng 4,5m, có lắp 4 cánh cửa bằng gỗ lim ở phía ngoài, hai gian cạnh rông 3m, xây tường kín phía ngoài). Các cột của cổng cao 7,6m, đường kính 0,45m, mỗi cổng có 8 cột ở hai hàng và 4 vì. cổng cao tính đến nóc là 9,6m. Chỉ riêng cổng ở các góc mái mới có mái đao.
Mỗi dãy nhà hành lang La Hán kiến trúc từ thấp lên cao, có 22 bậc, mỗi bậc cao 1,35m, cho nên cột ở bậc cao 5,4m.
Số lượng gỗ để làm hai dãy nhà hành lang La Hán chùa Bái Đính chiếm nhiều nhất, hết khoảng 3.500 khối gỗ tứ thiết.
Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối. Mỗi gian chỉ đặt có 3 tượng đá La Hán. 500 tượng đá La Hán này do bàn tay các nghệ nhân tài hoa nhất của làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Các nhà điêu khắc đã làm công việc sáng tạo mẫu 500 vị La Hán trong một năm (2004) mới xong.
Có thể nói, đây chính là 500 vị La Hán đá của Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo, dĩ nhiên có dựa vào phác thảo của Trung Quốc. Vì vậy 500 tượng La Hán chùa Bái Đính đá này có thể không giống 500 tượng La Hán của Trung Quốc về chi tiết. Mỗi pho tượng đều có dáng hình, phong độ, thần thái, tâm trạng khác nhau, nhưng đều có nét chung là sự hoà trộn giữa nỗi đau nhân thế với cái chí khí bất diệt, cao cả của nhà truyền đạo.
500 vị La Hán chùa Bái Đính này to, cao, cả bệ cao đến 2,5m, khác nhau về hình dáng, khuôn mặt, từ mắt, mũi, tai, miệng; gò má, … không tượng nào giống tượng nào.
Kỹ thuật chạm khắc các tượng La Hán La Hán chùa Bái Đính đá ở đây là tỉa tót, đường nét rất tao nhã, uyển chuyển, mềm mại và công phu.
500 tượng La Hán đá ở chùa Bái Đính chính là 500 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá tài hoa.
Phía trước bê của 500 tượng La Hán chùa Bái Đính đá đều có chạm khắc tên của từng Tôn Giả, bằng tiếng Việt (trên), tiếng Trung Quốc (dưới) và có đánh số thứ tự.
Trong số 500 La Hán chùa Bái Đính, Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như là La Hán đầu tiên, ở vị trí số một. Ngài là một trong 5 người đã đi theo Tất Đạt Đa tu hành từ buổi đầu, trở thành đệ tử sớm nhất của Thích Ca Mâu Ni. Tượng Ngài có dáng béo tốt, thần thái trầm tĩnh khoan thai, biểu hiện là một vị uyên thâm giáo lý của Phật và có niềm tin kiên định.
Tôn giả thứ 500 là Nguyện Sự Chúng, xuất phát từ giáo lý của Phật ‘‘nguyện giữ đức hạnh Ngài qua vô số kiếp, tu hành tại vô số Phật, công đức viên mãn và phát nguyên: không bao giờ dời bỏ thế gian, mãi ở với chúng sinh chưa được giải thoát.
Trong Phật giáo Tiểu thừa, La Hán là trạng thái cuối cùng của một sinh thể trên con đường giải thoát, đã qua bốn quả vị (tứ quả) là La Hán quả, đạt đến một thành tựu rất cao, tức là tu hành đã đắc đạo, đến sự yên tĩnh vĩnh hằng cõi Niết Bàn, thoát khỏi vòng sinh tử. Trong Phật giáo Đại Thừa, La Hán được thay thế bằng Bồ Tát. Nếu giải thoát cho riêng mình thì Bồ Tát có khả năng cứu giúp những người khác cũng được giải thoát.
Tóm lại, La Hán là những người tu.hành đã đắc đạo, có người ở dưới Bồ Tát, có người là Bồ Tát. Họ có thể lên cõi Niết Bàn để thành Phật, nhưng vui lòng ở lại trần gian để phổ biến kinh Phật và cứu vớt chúng sinh. Họ chính là những đệ tử của Phật. La Hán còn được gọi là Tồn Giả.
ại chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam đã xây dựng hai dãy nhà hành lang La Hán dài, đặt 500 vị La Hán chùa Bái Đính bằng đá. Lần đầu tiên ở Việt Nam có số lượng La Hán nhiều đến như thế đặt trong một ngôi chùa.
Từ hai góc đông tây ở hai dãy nhà gỗ cổ tại Tam quan Nội theo chiều dọc thẳng đến hai nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi bên xây dựng 117 gian nhà hành lang, có chiều dài 526m.
Tổng số 2 bên có 234 gian.
Các dãy nhà La Hán chùa Bái Đính đều kiến trúc bằng gỗ, theo kiểu chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm, mỗi gian dài 4,5m, rộng 4,5 m, các cột và vì kèo đều bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 4,05m, đường kính cột 0,4m. Ngoài các gian hành lang để tượng các La Hán còn có 6 cổng ở hai bên (mỗi bên 3 cổng) để đi, ra vào nhà La Hán, mỗi cổng có 3 gian (gian giữa rộng 4,5m, có lắp 4 cánh cửa bằng gỗ lim ở phía ngoài, hai gian cạnh rông 3m, xây tường kín phía ngoài). Các cột của cổng cao 7,6m, đường kính 0,45m, mỗi cổng có 8 cột ở hai hàng và 4 vì. cổng cao tính đến nóc là 9,6m. Chỉ riêng cổng ở các góc mái mới có mái đao.
Mỗi dãy nhà hành lang La Hán kiến trúc từ thấp lên cao, có 22 bậc, mỗi bậc cao 1,35m, cho nên cột ở bậc cao 5,4m.
Số lượng gỗ để làm hai dãy nhà hành lang La Hán chùa Bái Đính chiếm nhiều nhất, hết khoảng 3.500 khối gỗ tứ thiết.
Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối. Mỗi gian chỉ đặt có 3 tượng đá La Hán. 500 tượng đá La Hán này do bàn tay các nghệ nhân tài hoa nhất của làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Các nhà điêu khắc đã làm công việc sáng tạo mẫu 500 vị La Hán trong một năm (2004) mới xong.
Có thể nói, đây chính là 500 vị La Hán đá của Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo, dĩ nhiên có dựa vào phác thảo của Trung Quốc. Vì vậy 500 tượng La Hán chùa Bái Đính đá này có thể không giống 500 tượng La Hán của Trung Quốc về chi tiết. Mỗi pho tượng đều có dáng hình, phong độ, thần thái, tâm trạng khác nhau, nhưng đều có nét chung là sự hoà trộn giữa nỗi đau nhân thế với cái chí khí bất diệt, cao cả của nhà truyền đạo.
500 vị La Hán chùa Bái Đính này to, cao, cả bệ cao đến 2,5m, khác nhau về hình dáng, khuôn mặt, từ mắt, mũi, tai, miệng; gò má, … không tượng nào giống tượng nào.
Kỹ thuật chạm khắc các tượng La Hán La Hán chùa Bái Đính đá ở đây là tỉa tót, đường nét rất tao nhã, uyển chuyển, mềm mại và công phu.
500 tượng La Hán đá ở chùa Bái Đính chính là 500 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá tài hoa.
Phía trước bê của 500 tượng La Hán chùa Bái Đính đá đều có chạm khắc tên của từng Tôn Giả, bằng tiếng Việt (trên), tiếng Trung Quốc (dưới) và có đánh số thứ tự.
Trong số 500 La Hán chùa Bái Đính, Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như là La Hán đầu tiên, ở vị trí số một. Ngài là một trong 5 người đã đi theo Tất Đạt Đa tu hành từ buổi đầu, trở thành đệ tử sớm nhất của Thích Ca Mâu Ni. Tượng Ngài có dáng béo tốt, thần thái trầm tĩnh khoan thai, biểu hiện là một vị uyên thâm giáo lý của Phật và có niềm tin kiên định.
Tôn giả thứ 500 là Nguyện Sự Chúng, xuất phát từ giáo lý của Phật ‘‘nguyện giữ đức hạnh Ngài qua vô số kiếp, tu hành tại vô số Phật, công đức viên mãn và phát nguyên: không bao giờ dời bỏ thế gian, mãi ở với chúng sinh chưa được giải thoát.
0 comments so far,add yours